PaidVerts

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Hà Tĩnh


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cờ của Việt Nam Tỉnh Hà Tĩnh
Hành chính, chính trị
Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình
Chủ tịch HĐND Nguyễn Thanh Bình
Chủ tịch UBND Võ Kim Cự
Địa lý
Tỉnh lỵ Hà Tĩnh (thành phố)
Miền Bắc Trung Bộ
Diện tích 6.055,6 km²
Các thị xã / huyện 1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện
Nhân khẩu
Số dân
 • Mật độ
1.227.554 người
203 người/km²
Dân tộc Việt, Thái, Chứt, Mường
Thông tin khác
Mã bưu chính 43
ISO 3166-2 VN-23
Biển số xe 38
Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh là một miền đất có cùng một tên chung là Hoan Châu (thời bắc thuộc), Nghệ An châu (đời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Sau đó lại sát nhập lại, lấy tên là An Tĩnh. Năm 1976, Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, lấy tên là Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ AnHà Tĩnh.

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Vị trí

Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp nước Lào, phía đông giáp biển Đông.

[sửa] Địa hình

Hà Tĩnh cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía nam, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, đỉnh Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm.

[sửa] Khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt:
  • Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Vào thời gian này hàng năm Hà Tĩnh thường hứng chịu những cơn bão từ biển Đông gây nên lũ lụt.
  • Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.

[sửa] Lịch sử

[sửa] Dân cư

Hà Tĩnh có 1.227.554 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), giảm so với điều tra dân số năm 1999, do một bộ phận dân di cư chuyển đến các địa phương khác sinh sống mà chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam. Dân tộc chủ yếu sống tại Hà Tĩnh là người Kinh và một dân tộc thiểu số khác cùng nhóm với người Kinh là người Chứt, Thái, Mường, Lào sống ở các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê với khoảng vài ngàn người sống ở miền núi.

[sửa] Đất

Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,7 km². trong đó:
  • Đất ở: 6.799 ha
  • Đất nông nghiệp: 98.171 ha
  • Đất lâm nghiệp: 240.529 ha
  • Đất chuyên dùng: 45.672 ha
  • Đất chưa sử dụng: 214.403 ha

[sửa] Sông

Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông Lasông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu... ước 600 triệu m³ [1].[liên kết hỏng]

[sửa] Tài nguyên biển

Hà Tĩnh có bờ biển dài (?). Trữ lượng nhiều khoảng 85,8 nghìn tấn , 3,5 nghìn tấn mực và 600 tấn tôm [2].[liên kết hỏng]

[sửa] Rừng

Tỉnh Hà Tĩnh có trên 300.000 ha rừng và đất rừng [cần dẫn nguồn], trong đó diện tích rừng chiếm 66%, còn lại chưa có rừng, gồm trên 100.000 ha đất trống đồi núi trọc, đất bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên (164.978 ha)[cần dẫn nguồn] hiện chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh doanh 100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha, độ che phủ 38% so với diện tích đất tự nhiên. Rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng nghèo kiệt. Đất không có rừng 151.000 ha, chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị xói mòn. Trữ lượng gỗ 20 triệu m³[cần dẫn nguồn], hàng năm khai thác chừng 2-3 vạn m³; những năm gần đây thực hiện chính sách đóng cửa rừng nên lượng gỗ khai thác hàng năm đã giảm nhiều.Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và trên 500 loại cây dạng thân gỗ[cần dẫn nguồn], trong đó có nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu, mật, đinh, gõ, pơmu và các loại động vật quý hiếm như: voi, hổ, báo, vượn đen, sao la.
Hà Tĩnh có khu vườn quốc gia Vũ Quang rộng 56 nghìn ha với 307 loài thực vật bậc cao thuộc 236 chi và 99 họ, 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài [cần dẫn nguồn]. Đặc biệt, ở rừng Vũ Quang đã phát hiện ra sao la và mang lớn là hai loại thú quý hiếm chưa có tên trong danh mục thú của thế giới [3].[liên kết hỏng]

[sửa] Hành chính

Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện với 259 , phườngthị trấn:
   

[sửa] Kinh tế

Cơ cấu kinh tế (năm nào?):
  • Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 42,5%
  • Công nghiệp, xây dựng: 21,5%
  • Dịch vụ: 36%
  • GDP/người: 4.579.000 VND/năm (2005)
  • Tốc độ tăng trưởng GDP: trung bình 8% trong 5 năm (2000-2005)

[sửa] Văn hóa

Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ AnHà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Hai tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nước sông Lam.
Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt"[cần dẫn nguồn]. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và kiên cường. Nhiều anh hùng, danh nhân Việt Nam xuất thân từ Hà Tĩnh [4][liên kết hỏng].
Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâusông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ. Núi Hồng Lĩnh là một trong số các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế.
Phía đông Hồng Lĩnhlàng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng "Bát cảnh Trường Lưu" của dòng họ Nguyễn Huy. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa tiên (của Nguyễn Huy Tự), Mai Đình mộng ký (của Nguyễn Huy Hổ), Truyện Kiều.
Các làng Thu Hoạch, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá, Ích Hậu, Trung Lương, Ân Phú... nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương
Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tác.

[sửa] Làng nghề truyền thống

- Làng Nghề Nồi Đất Cổ Đạm- Làng nghề vắt nồi đất Hoa kỳ thuộc Xã cổ đạm từ xa xưa con người ở vùng đất này đã biết dùng đất sét để vắt lên những cái nồi đất phục vụ cho cuộc sống trong vùng cũng như cả cộng động.
- Làng rèn Vân Chàng-: Làng nằm trong lưu vực sông Minh, bao bọc bởi rú Ngọc và rú Tiên thuộc tổng Minh Lang, huyện Thiên Lộc. Ngày nay thuộc xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. Từ bao đời làng rèn Vân Chàng không chỉ có tiếng ở địa phương mà cả trong nước về sản xuất các mặt hàng đồ sắt phục vụ nông nghiệp và đời sống. Làng rèn Minh Lương: Làng nằm cạnh làng Vân Chàng, nay thuộc xã Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Làng phát đạt nghề rèn nông cụ, hiện nay nghề dươc tiếp tục phát triển và mở rộng .
- Làng mộc Thái Yên: Đầu thế kỷ XX, Thái Yên là một thôn thuộc xã Quang Chiêm.Từ nằm 1976 Thái Yên nằm trong xã Đồng Quang, ngày nay Thái Yên thuộc xã Đức Bình, huyện Đức Thọ. Thợ mộc Thái Yên giỏi nghề kiến trúc nhà cỴa, đình chùa với kỷ thuật cao về chạm, trổ, tiện, xoi...Đồng thời rất khéo tay làm đồ gia dụng kiểu mới như: giường, tủ, bàn ghế....Hàng mộc Thái Yên nổi tiếng trong nước, kể cả Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn và cũng ăn khách ở Hồng Kông, Thượng Hải.
- Làng gốm Cẩm Trang: Từ Tam Soa - Linh Cảm ngược sông Ngàn Sâu qua xã Ân Phú đến thác Trành là địa phận Cẩm Trang. Ngày nay Cẩm Trang nằm trong xã Đức Giang, huyện Vũ Quang. Trước đây thợ gốm chủ yếu nung các loại sành nhỏ như: bình, vò, chậu liển, be, hũ, vại....dùng trong gia đình. Ngày nay Cẩm Trang đã nung gạch, ngói được quý khách hàng ưa chuộng. Nhưng do thiếu điều kiện như: giao thông, kỷ thuật mới hiện đại, thị trường....Nên nghề gốm cổ truyền ở Cẩm Trang nay đã mất mà chỉ có nghề nung gạch các loại .
- Làng đóng thuyền Trường Xuân: Làng Trường Xuân là một giải đất đẹp, ven sông La, giáp các làng Thọ Ninh, Thọ Trường, Thịnh Quả ....trước đây. Nay làng Trường Xuân thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, và làng có 170 hộ làm nghề đóng thuyền, xẽ gỗ. Thợ đóng thuyền Trường Xuân đã đóng hàng nghìn thuyền lớn nhỏ phục vụ đánh cá, vận tải trong hai cuộc kháng chiến, đến nay nghề truyền thống này vẩn được duy trì tốt .
- Làng đúc đồng Đức Lâm: Xưa kia làng thuộc tổng Thượng nhi, phủ Thạch Hà, nay là xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà. Đức Lâm là một làng cổ có nghề đúc đồng truyền thống từ xa xưa trên dưới 200 năm. Thợ đúc đồng đã từng đúc các loại: từ nồi, chậu, chảo, bình, mâm đến loa chiêng, kẻng, chuông, đồ trang sức như tiền đồng, thỏi bạc, trâm vàng. Đến nay nghề đúc đồng ở Đức Lâm đã bị mai mộ.
Làng Vĩnh Hoà: Làng xưa kia có tên Vĩnh Bảo, xã Phúc Truyền, huyện Thiên Lộc. Nay Vỉnh Hoà xã Mỹ Lộc. Làng có các nghề sau : - Nghề đúc lưỡi cày: đúc cả lưỡi và diệp . - Nghề nấu gang. - Nghề dệt võng.
- Làng Đan - Đan chế: Làng vốn có tên là Đan liên, thuộc tổng Trung, phủ Thạch Hà sau đổi thành Long Đan và nay là xã Thạch Long, huyện Thạch Hà. Làng nổi tiếng đan lát các loại đồ dùng gia đình: thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia, gàu tát nước, rổ, rá...
- Làng nón Tiên Điền: Làng Tiên Điền nay thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Xưa kia làng có nghề làm tơi nón, đã đi vào thơ Nguyễn Du: "Quê nhà nắng sớm mưa mai Đã buồn, giở đến (nón) tơi càng buồn". Nay nghề này ở Tiên Điền đã bị mai một.
- Làng dệt vải Trường Lưu: Đời Lê thuộc xã Lai tổng, Lai thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là xã Trường Lưu, huyện Can Lộc. Từ bao đời, nghề thủ công chính ở Trường Lưu là nghề bông vải, kéo sợi, dệt vải. Sản phẩm phục vụ trong làng, trong tổng bao gồm các loại vải mộc, vải thô may mặc gia đình, có cả tơ lụa cho các cô gái. Làng Trường Lưu đã hình thành phường vải và hát ví phường vải cũng phát triển ở đây. Hiện nay nghề dệt vải ở Trường Lưu đã mai một.
- Làng Văn Tràng: Làng thuộc xóm Bắc Hải xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, ngày nay làng có nghề đúc lưỡi cày, đúc súng đạn .
- Làng thợ bạc Nam Trị: Thuộc hầu hết xã Thạch Trị và một phần xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà. Làng nổi tiếng nghề chạm vàng, bạc (nghề kim hoàn) làm đồ nử trang .
- Làng Phù Lưu Thượng: Nay làng thuộc xã Hồng Lộc, huyện Can Lôc. Làng có nghề trồng chè ngon có tiếng được đi vào ca dao, tục ngử :"Lá dày bé bé, gấp bẻ thì giòn".
- Làng chiếu Trảo Nha: Làng nằm bao ba phía một ngọn đồi nhỏ gọi là Ngạn Sơn, nay thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc. Làng nổi tiếng với nghề dệt chiếu: "Chiếu chợ Nghèn gần xa có tiếng ".
- Làng Ba Xã - Ích Hậu: Nay là xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc. Làng có nghề trồng mía, kéo mật, trồng dưa gang.
- Làng Hữu Bằng: Ngày nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn. Làng có nghề làm điếu cày bằng tre già và hộp thuốc lào bằng vỏ bưởi.
- Làng Đan Du: Làng thuộc xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh. Làng có nghề làm nón là chính. Cách đây 70 năm nghề nón ở Đan Du đã hình thành và chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh. Làng nón Phù Việt: Làng thuộc xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà, làng nổi tiếng nghề nón trong tỉnh nên đã đi vào thơ ca: "... Nón Ba Giang óng ả đường làng..." Hiện nay vẫn còn nhiều hộ gia đình làm nón nhưng do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nguyên liệu khó khăn nên nghề nón ở Phù Việt vẫn có phần hạn chế.
- Làng Phú Phong: Làng thuộc xã Phú Phong, huyện Hương Khê. Nghề trồng cau là nghề thịnh hành nhất của làng vì đây là nguồn lợi to lớn, làm giàu cho dân làng.
- Làng Cương Gián: Nay là xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân. Làng vốn nổi tiếng làm nghề nước mắm đã được ghi trong sách Nghi Xuân địa chí". Thời thiệu trị, các làng duyên hải đều có nghề nước mắm, nhưng thịnh nhất là ở Cương Gián, tuy vậy đến nay nước mắm Cương Gián vẫn chưa được phục hồi.
- Làng Nhượng Bạn: Làng thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Làng có nghề làm nước mắm thịnh hành từ xa xưa đến nay, mỗi gia đình ở Cẩm Nhượng đều có từ 5 đến 7 vại nước mắm muối để trong nhà.
Làng Yên Lạc:thuộc xã Quang Lộc- Can Lộc chuyên làm áo tơi biểu tượng của người dân Nghệ Tĩnh

[sửa] Nhân vật nổi bật

Đây là quê hương của nhiều nhân vật ở nhiều lĩnh vực từ xưa đến nay

[sửa] Du lịch

[sửa] Di tích

[sửa] Hình ảnh